Sự hình thành của BIM
BIM là một trong những bước tiến lớn trong ngành xây dựng (AEC), mang yếu tố cách mạng trong việc thiết kế, xây dựng và quản lý dự án. Mô hình đang dần trở thành một trong những yếu tố quyết định sự tăng trưởng của các nhà thầu trên thế giới.Mô hình BIM giúp nhà thầu tạo ra mô hình 3D của các dự án với đầy đủ các thông tin của từng chi tiết nhỏ nhất, việc cập nhật luôn diễn ra liên tục và đồng bộ. Việc đánh giá ưu và khuyết điểm của BIM phụ thuộc vào năng lực - khả năng ứng dụng BIM vào dự án của nhà thầu.
Với BIM, một khi các thông tin được thiết lập chính xác, việc xây dựng sẽ trở nên nhanh hơn, chính xác hơn, chi phí thấp hơn. Đó chính là lý do tại sao BIM đang trở thành một xu hướng mới và gần như là tiêu chuẩn bắt buộc trong ngành xây dựng trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, theo lộ trình của chính phủ thì năm 2021 BIM sẽ trở thành một tiêu chuẩn trong các công trình xây dựng, đây là một trong những giải pháp quan trọng để tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sắp tới trong ngành xây dựng.
Ưu điểm khi áp dụng BIM vào dự án
Quản lý dữ liệu tập trung
Bạn sẽ không phải cập nhật thủ công hàng loạt bản vẽ CAD 2D mỗi khi dự án có chỉnh sửa nữa. Với BIM, mọi thứ sẽ diễn ra một cách tự động và chính xác, bạn chỉ cần tập trung vào chất lượng của các mô hình thiết kế 3D.
Cả dự án sẽ được đưa vào một mô hình số hóa theo một cách chi tiết và chính xác nhất. Bạn có thể xem được từng thành phần của dự án, từng chi tiết nhỏ nhất tùy theo mức độ của mô hình. Chủ đầu tư sẽ dễ dàng có được một cái nhìn trực quan nhất về dự án, đội ngũ thiết kế kết cấu, MEP... dễ dàng phát hiện các xung đột, thiết kế tối ưu các chi tiết trong không gian của tòa nhà.
Tiết kiệm chi phí - thời gian
BIM giúp nhà thầu, chủ đầu tư có một cái nhìn chính xác hơn khi ước lượng các khoảng đầu tư và chi phí, mọi mô hình trên BIM đều có chiều sâu và rất chính xác. Giảm thiểu các khoảng phát sinh về chi phí lẫn thời gian làm việc với việc quản lý dữ liệu đồng nhất, tránh mất mác trong quá trình lưu trữ và quản lý tài liệu.
Tăng khả năng cộng tác
BIM giúp sự liên kết giữa các phòng ban trở nên chặt chẽ hơn, từ thiết kế kiến trúc, kết cấu, MEP, dự toán... tất cả đều làm việc trên một mô hình thống nhất, mọi thông tin đều được cập nhật thường xuyên tạo thành một luồng thông tin xuyên suốt.
Hạn chế rủi ro
Mô hình 3D trong BIM mang đầy đủ các yếu tố của một công trình thực tế giúp dễ dàng phát hiện những xung đột giữa các thành phần trong công trình, hạn chế các phát sinh khi thi công, giảm thiểu sai sót.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Tìm hiểu các khóa học BIM